Có 2 điều quan trọng nhất sẽ quyết định một website thành công là nội dung truyền tải được ý tưởng và thiết kế đẹp mắt, vì thế nên khi thiết kế cần song song 2 yếu tố này vào bản thiết kế. Để có một thiết kế website cơ bản trong tầm tay thì bạn cần làm theo bước như sau đây:
Các bước để thiết kế website
Bước 1: Tìm một web hosting và đăng kí Domain đáng tin cậy.
Website hosting là một dịch vụ lưu trữ và lưu trữ các tệp (nội dung) trang web của bạn trên một máy chủ an toàn luôn hoạt động. Không có máy chủ web, trang web của bạn sẽ không thể truy cập để người khác đọc và duyệt. Hãy tìm kiếm dịch vụ mua hoặc cho thuê hosting đáng tin cậy và giá cả phải chăng cho các trang web mới.
Khi bạn chọn công ty lưu trữ web nào bạn đăng ký, hãy đảm bảo nó có các tính năng sau:
+ Tên miền MIỄN PHÍ với SSL (để bảo mật)
+ Cài đặt một lần nhấp cho WordPress (miễn phí)
+ Tài khoản email tùy chỉnh
+ không giới hạn lưu lượng
+ Hỗ trợ khách hàng, tốt nhất là trò chuyện trực tiếp 24/7
Để thiết kế website, điều tiếp theo bạn cần là một tên miền. Tên miền là tên và địa chỉ trang web của bạn. Địa chỉ đó được sử dụng bởi khách truy cập khi họ cố gắng tìm trang web của bạn thông qua trình duyệt web của họ. Nếu bạn đang tạo một trang web cho một doanh nghiệp , tên miền của bạn phải phù hợp với tên công ty của bạn, ví dụ như vinaspar.co, tinhnhueviet.vn/ ,… và đăng ký tên miền ngay khi bạn bắt đầu thiết kế một website.
Bước 2: Chọn nền tảng để thiết kế website.
Điều đầu tiên nảy sinh khi bạn nghĩ về thiết kế web khi tự muốn làm tất cả chắc chắn sẽ nghĩ đến WordPress, nền tảng phổ biến nhất để thiết kế trang web. WordPress cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát giao diện trang web của bạn và miễn phí về mặt kỹ thuật để sử dụng nhưng bạn vẫn cần phải trả tiền cho việc lưu trữ web, bảo mật, tên miền và hoặc một số tính năng bổ sung nào mà bạn cần.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất với WordPress là nó không thực sự phù hợp với những trang có nhiều tính năng chuyên nghiệp. Trừ khi bạn tạo một trang web đơn giản và sử dụng ít data thì đây là lựa chọn tốt, nếu không bạn hãy dùng những nền tảng cần phải trả phí như: PHP và NodeJS
Bước 3: Phác thảo Layout cho giao diện web.
Sau khi chọn được nền tảng và cài đặt được một nền tảng thích hợp, bước tiếp theo là tạo Layout hay bố cục thiết kế trang web của bạn. Giờ, là lúc bạn cần vận dụng khả năng sáng tạo của mình, hãy nghĩa nó như thể cấu trúc của ngôi nhà của bạn, tạo lên diện mạo cơ bản của nó, trước khi bạn lấp đầy nó với tất cả đồ đạc của bạn.
Bạn đã có mục đích trang web của mình, sau đó nắm bắt xu hướng thiết kế website mới nhất và có một ý tưởng trong tâm trí, giờ là lúc bạn vẽ ra giao diện website của bạn để dàn trang xem nó như thế nào. Nên nhớ hãy phác thảo càng chi tiết càng tốt để bạn có cái nhìn khách quan hơn khi thiết kế website của mình.
Bước 4: Thiết kế bản mẫu website và hoàn thiện nó.
Giờ là bước bạn đưa ý tưởng và bản phác thảo lên trên chính bản mẫu thiết kế website của mình. Bắt đầu xây dựng sơ đồ trang web chi tiết mà ở đó thể hiện đầy đủ các trang web, bố cục nội dung của website và từng chức năng của mỗi trang. Vì bạn đã có một nền tảng website tốt và phù hợp rồi, bạn chỉ việc mở nó ra và edit
Xây dựng nội dung trên các trang lẻ cần phải sao cho tối ưu hóa để hài hòa với chủ đề tổng thể và trở nên thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Sao đó chỉnh chu tổng thể cho trang web như hình thức và giao diện như chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn về bố cục, màu sắc, hình ảnh, các lỗi nhỏ,… để có một thiết kế trực quan.
Bước 5: Kiểm tra xem thiết kế của bạn và chạy thử website.
Sau khi đã hoàn thiện một website mẫu chuẩn, bạn cần phải chắc chắn rằng web của bạn đã không còn một lỗi nhỏ nào và sẵn sàng đi vào hoạt động. Đầu tiên hãy kiểm tra sẽ thiết kế của bạn trông có ổn không trên thiết bị di động, có tối ưu hiển thị cho người dùng trên thiết bị di động hay không. Nó có đẹp mắt trên độ phân giải nhỏ hay không. Nếu mọi thứ đã ổn bạn cần tiến hành giai đoạn chạy thử website. Thiết lập chế độ hiển thị để khách hàng có thể truy cập vào website.
Bước 6: Phân tích và Cải thiện.
Bước này cũng khá quan trọng, theo dõi và phân tích hiệu quả hoạt động của website từ đó đưa ra những điều chỉnh và cải thiện hợp lí. Hãy phân tích xem trong khoảng thời gian chạy thử, thiết kế website của bạn có đưa tới trải nghiệm dành cho khách hàng, có điều gì cần cải thiện không,… sau đó tiến hành sửa để tạo lên một website chuẩn nhất để đưa tới người dùng.
Bước 7: Đưa website vào hoạt động.
Khi đã chắc chắn rằng mọi thứ hoạt động tốt, đã đến lúc lên kế hoạch và thực thi việc khởi chạy website của bạn. Và làm những công đoạn SEO để đưa website lên top.
Những điều cần lưu ý khi tự thiết kế website.
- Nội dung hữu ích trên trang web sẽ thu hút khách hàng truy cập vào website và thúc đẩy họ thực hiện các bước cần thiết để đạt được mục đích chính của trang web. Để có thể làm được điều này, website doanh nghiệp phải tối ưu hóa lẫn nội dung (văn bản) và hình thức trình bày nội dung (kiểu chữ và bố cục bài viết).
- Hình ảnh và bố cục website phải có khả năng thích ứng với tất cả giao diện: điện thoại, máy tính, tablette…nhằm tăng tính trải nghiệm của người dùng
- Kiểm tra kỹ từng trang nhằm đảm bảo các liên kết hoạt động tốt và website có thể vận hành tốt trên thiết bị di động lẫn desktop (framework).
- Hãy rà soát kĩ các thẻ tiêu đề và các đoạn mô tả nội dung của từng trang. Thứ tự các thẻ H tiêu đề cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và độ thân thiện của trang trên công cụ tìm kiếm.
Trên đây là những bước thiết kế trang web đơn giản dành cho người mới bắt đầu hoặc không rành về lập trình. Sau khi tham khảo bài viết này chắc hẳn bạn đã có thể tự tạo website như các bước ở trên nhưng để phát triển nó theo hướng lâu dài thì bạn nên đầu tư vào các dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp để website của bạn để nâng cấp và phát triển bền vững về sau hơn.